Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Chúng ta có thể nhận thấy các quốc gia có tốc độ phát triển nhanh luôn đi đôi với trình độ tiếng Anh của mọi công dân. Cùng với cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trong đại dịch Covid-19, phương thức sống, làm việc và giao tiếp của toàn nhân loại cũng dần thay đổi theo hình thức hoàn toàn mới. Việc dạy và học ngoại ngữ ngày nay vì vậy không nên chỉ giới hạn trong không gian hẹp của lớp học truyền thống mà cần mở ra các hình thức tiếp cận mới để đuổi kịp xu hướng thời đại. Ý thức được vấn đề trên, được sự phê duyệt của Ban Giám hiệu nhà trường theo Quyết định số 22/KH-CSII-KNN, ngày 23 tháng 07 năm 2021, Khoa Ngoại ngữ tổ chức Hội thảo khoa học cấp trường với chủ đề “ĐỔI MỚI DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG THỜI ĐẠI MỚI”. Vì tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp tại Thành phố Hồ Chí Minh, được sự cho phép của Ban Giám đốc, Hội thảo đã được thực hiện trực tuyến.
Hội thảo khoa học “ĐỔI MỚI DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG THỜI ĐẠI MỚI”
Tại buổi hội thảo, Ban Tổ chức rất vinh dự được đón tiếp Cô TS. Nguyễn Thị Hoa Tâm- Phó Bí Thư Đảng Uỷ, Phó Giám đốc CSII – Trường Đại học Lao động – Xã hội, Cô TS. Lê Thị Nhung, Trưởng P. Khoa học và Hợp tác Quốc tế, TS. Lê Quốc Diễm – Chủ Tịch Công Đoàn Trường, Phó Trưởng khoa, Phụ trách Khoa Kế toán, Cô TS. Phan Thị Mai Hương, Trưởng Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Lao động – Xã hội, ThS. Tạ Thị Minh Nguyệt và ThS. Phan Thị Nam Trân đến từ Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Cô ThS. Võ Thị Thiên Ân, Giảng viên Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh, cùng toàn thể giảng viên khoa Ngoại ngữ và hơn 20 sinh viên CSII - Trường Đại học Lao động – Xã hội.
Cô ThS. Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng khoa, Phụ trách Khoa NN phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Cô ThS. Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng khoa, Phụ trách Khoa Ngoại ngữ phát biểu khai mạc Hội thảo nhấn mạnh Hội thảo tạo ra góp phần nâng cao năng lực và chất lượng dạy môn tiếng Anh của giảng viên Khoa Ngoại ngữ và nâng cao chất lượng học tiếng Anh của sinh viên. Đồng thời, đây cũng là diễn đàn để từng bước góp phần xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, xây dựng mối tương quan giữa nhu cầu đào tạo và thực tiễn khai thác lợi thế của Trường, phục vụ cho nhu cầu đào tạo.
Mở đầu Hội thảo, Cô ThS. Nguyễn Thị Trà My, Giảng viên Khoa Ngoại ngữ - CSII-Trường Đại học Lao động – Xã hội đã trình bày tham luận về Vai trò của việc sử dụng công nghệ hiện đại trong việc giảng dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai tại CSII-Trường Đại học Lao động – Xã hội. (Exploring the impact of using technology in teaching English as a second language in the University of Labor and Social Affairs (Ho Chi Minh Campus)). Các phương pháp tiếp cận và kỹ thuật khác nhau nhằm hỗ trợ sinh viên trong việc học Tiếng Anh như: Trang web học tiếng Anh trực tuyến, chương trình học ngôn ngữ có máy tính hỗ trợ, phần mềm trình bày, từ điển điện tử, tệp âm thanh nghe, video clip học tập, học ngôn ngữ hỗ trợ trên thiết bị di động và một số nền tảng truyền thông xã hội. Đặc biệt, bài viết đưa ra những mặt hạn chế của các công cụ học tiếng Anh thông thường hiện nay, đồng thời đưa ra một số đề xuất và khuyến nghị.
ThS. Nguyễn Thị Trà My, Giảng viên Khoa Ngoại ngữ trình bày tham luận tại Hội thảo
Tiếp theo là phần trình bày tham luận của Cô ThS. Hoàng Thị Biên, Giảng viên Khoa Luật, với chủ đề “Sử dụng tiếng Anh như phương tiện nghiên cứu và giảng dạy tại đại học” trong xu thế hội nhập, việc sử tiếng Anh là phương tiện để nghiên cứu và giảng dạy đại học là cần thiết để tránh tình trạng bị tụt hậu về kiến thức so với thế giới, phương pháp đó được gọi là EMI (English as a Medium of Instruction); tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chỉ có hơn 20 trường áp dụng EMI trong nhiều lĩnh vực, ngành học khác nhau.
ThS. Hoàng Thị Biên, Giảng viên Khoa Luật trình bày tham luận tại Hội thảo
Trong phần trình bày tham luận của mình, cũng là phần trình bày tham luận cuối cùng tại Hội thảo, ThS. Nguyễn Tất Hiệp, Giảng viên Khoa Ngoại ngữ - CSII-Trường Đại học Lao động – Xã hội, đã trình bày Nghiên cứu về khảo sát thái độ của sinh viên năm nhất đối với việc học tiếng Anh tại App mua vé số online (Cơ sở II-TP. HCM) (Freshmen students’ attitudes toward learning English at the University of Labor and Social Affairs (HCM Campus)). Qua phân tích dữ kết quả Nghiên cứu cho thấy một thực tế là sinh viên có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh, trong khi đó các nguồn và tài liệu tiếng Anh cho học tập là một vấn đề cần được xem xét từ những nhà quản lý.
ThS. Nguyễn Tất Hiệp, Giảng viên Khoa Ngoại ngữ trình bày tham luận tại Hội thảo
Sau phần trình bày tham luận của các báo cáo viên, các thầy cô và các bạn sinh viên đã thảo luận và có những ý kiến đóng góp rất tích cực cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh tại CSII - Trường Đại học Lao động – Xã hội.
TS. Lê Quốc Diễm - Chủ tịch Công đoàn Trường, Phó Trưởng khoa, Phụ trách khoa Kế toán chia sẻ tại Hội thảo
ThS. Nguyễn Văn Vui - Giảng viên khoa Giáo dục Đại cương chia sẻ tại Hội thảo
ThS. Võ Thị Thiên Ân, Giảng viên khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh tại trường HUFLIT
Cuối buổi Hội thảo TS. Nguyễn Thị Hoa Tâm đã có những ý kiến chỉ đạo từ phía lãnh đạo nhà trường về chủ trương cũng như định hướng của nhà trường trong việc không ngừng nâng cao và đổi mới việc dạy và học tiếng Anh trong trường. Cô cũng cho thấy tầm quan trọng của việc thành thạo ngoại ngữ nhất là tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập toàn cầu, không chỉ dừng lại ở việc có cơ hội việc làm mà còn mở ra những cơ hội về nghiên cứu và hợp tác sâu rộng trong tương lai. Cô cũng đã có những lời động viên và khích lệ giảng viên trong khoa Ngoại ngữ, không ngừng nỗ lực trong nghiên cứu và giảng dạy để có những phương pháp truyền đạt kiến thức hay hơn và lôi cuốn sinh viên hơn nữa.
Cô TS. Nguyễn Thị Hoa Tâm - Phó Bí Thư Đảng Uỷ, Phó Giám đốc CSII – Trường
Đại học Lao động – Xã hội phát biểu chỉ đạo
Tham dự viên chụp hình tại Hội thảo trực tuyến
Ban Tổ chức Hội thảo xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở II) đã quan tâm sâu sắc và tạo điều kiện thuận lợi cho Khoa Ngoại ngữ tổ chức hội thảo này. Đồng thời, chúng tôi cũng trân trọng cảm ơn các tác giả đã quan tâm gửi bài tham luận về cho chúng tôi. Những ý kiến quý báu của quý vị góp phần không nhỏ vào sự thành công của Hội thảo.