Ngày 26/7/2021, Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Lao động – Xã hội Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh (ULSA2) đã tổ chức Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả của đào tạo trực tuyến đối với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh” trên nền tảng Google Meet. TS.Đỗ Thị Hoa Liên- Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh chủ trì buổi tọa đàm.
Trong bối cảnh tình hình Covid-19 đã và đang diễn biến ngày càng phức tạp trên thế giới và Việt Nam, các trường đại học và các cơ sở giáo dục trên cả nước đã chuyển dần sang hình thức học tập và giảng dạy trực tuyến trên nhiều nền tảng như Zoom, Google Meet, Google classroom. Hướng đến mục tiêu duy trì hiệu quả và chất lượng của quá trình đào tạo, đặc biệt là ngành Quản trị kinh doanh, được sự chấp thuận của Ban Giám đốc, Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Lao động – Xã hội Cơ sở II tại Tp.HCM đã tổ chức buổi Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả của đào tạo trực tuyến đối với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh”. Buổi tọa đàm diễn ra vào ngày 25/7/2021 trên nền tảng Google Meet, với sự tham gia của gần 40 tham dự viên: lãnh đạo các đơn vị phòng ban, tập thể giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh, các sinh viên. TS. Đỗ Thị Hoa Liên- Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh chủ trì buổi tọa đàm.
Mở đầu Tọa đàm, ThS. Hồ Trần Quốc Hải - giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh đã trình bày tham luận về “ Lớp học đảo ngược “ (Flipped classroom). Đây là một phương pháp đào tạo mới trong đó cung cấp nội dung học tập cho người học trước khi vào lớp trên nền tảng eLearning. Hình thành tại Mỹ từ những năm 1990, mô hình Lớp học đảo ngược đã được áp dụng thành công tại nhiều cơ sở giáo dục trên nhiều quốc gia, trong đó điển hình là Thinking School tại Tp.HCM, Việt Nam.
ThS. Hồ Trần Quốc Hải - giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh trình bày tham luận
Phương pháp của Lớp học đảo ngược được tiến hành liên tục và có tổ chức, theo 3 bước , cụ thể như sau:
Tiếp theo sau là báo cáo của ThS. Lâm Văn Siêng về kết quả nghiên cứu thực tế “Thực trạng việc học trực tuyến của sinh viên khối ngành kinh tế tại App mua vé số online cơ sở II”
ThS. Lâm Văn Siêng - giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh trình bày tham luận
Khảo sát thực hiện với 150 sinh viên khoa Quản trị kinh doanh, Quản trị nguồn nhân lực và Khoa kế toán bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng không tỷ lệ. Kết quả nghiên cứu cho thấy công cụ được sử dụng dạy học nhiều nhất là Meet (96%), phương tiện học online nhiều nhất là điện thoại di động (84%), thời gian học online trung bình từ 10 đến 12 giờ/ tuần, có 46,7% sinh viên mong đợi học trực tuyến từ 21 đến 40%/ học phần. Về mức độ tham gia hoạt động học trực tuyến được đánh giá ở mức sẵn sàng đối với các tiêu chí (đạt trên 3,27 điểm/ 5 điểm), có 52,7% sinh viên đánh giá bình thường đối với thái độ thích học trực tuyến. Về lợi ích lớn nhất của học trực tuyến là tiết kiệm thời gian, chi phí (87,3%), có 83% sinh viên đánh giá gặp khó khăn lớn nhất khi học trực tuyến là mạng yếu. Từ đó, nhận định vai trò cần thiết của các bên liên quan gồm Nhà trường, giảng viên, các phòng ban chức năng cần thiết để hỗ trợ hiệu quả việc học trực tuyến như cải thiện hệ thống học trực tuyến và wifi, nâng cao chất lượng nội dung dạy học trực tuyến, phát triển nguồn nhân lực.
Sau phần trình bày tham luận của các báo cáo viên, các giảng viên, lãnh đạo phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, đại diện sinh viên đã thảo luận và chia sẻ sôi nổi. Có thể kể đến nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả dạy và học trực tuyến: điều kiện về internet, điện thoại, máy tính của nhiều sinh viên, đặc biệt là những sinh viên ở vùng sâu vùng xa còn hạn chế; sự chủ động và tích cực của sinh viên trong quá trình học tập trực tuyến, hình thức chuyển đổi để đánh giá kết quả học tập… những ý kiến đóng góp rất tích cực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến, nhất là ngành Quản trị kinh doanh tại CSII - Trường Đại học Lao động – Xã hội.
TS. Trần Tấn Hùng- Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh chia sẻ trong Tọa đàm
TS. Bùi Hoàng Ngọc- Giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh chia sẻ trong Tọa đàm
Kết luận trong buổi Tọa đàm, TS. Đỗ Thị Hoa Liên đánh giá cao các nội dung chia sẻ, trình bày của các thành viên tham dự. Nhà trường và tập thể Khoa Quản trị kinh doanh tiếp thu các ý kiến đóng góp và tiếp tục nỗ lực, áp dụng các phương pháp phù hợp, tận dụng các công cụ trực tuyến đa dạng; đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ, hợp tác từ phía doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả dạy và học trực tuyến của ngành Quản trị kinh doanh trong thời đại mới.
Ban Tổ chức Tọa đàm xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở II) đã quan tâm sâu sắc và tạo điều kiện thuận lợi cho Khoa Quản trị kinh doanh tổ chức Tọa đàm này. Đồng thời, Khoa cũng trân trọng cảm ơn các giảng viên, sinh viên, lãnh đạo các đơn vị liên quan đã quan tâm, trao đổi, đặt câu hỏi và chia sẻ những ý kiến quý báu, góp phần giúp Tọa đàm thành công tốt đẹp.