App mua vé số online Nền tảng tin cậy

TRAO ĐỔI NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM

10:46, 17/08/2016
48910
0

(LĐXH) - Ngày 16/8/2016, tại TPHCM, Trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sỏ II) tại TPHCM phối hợp với Tổ chức TFCF (Taiwan – China), Tổ chức Caritas (Cộng Hòa Liên Bang Đức), Hiệp hội dạy nghề và công tác xã hội Việt Nam và một số cơ quan tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế với chủ đề “Công tác xã hội với gia đình và trẻ em”. 

Thứ trưởng Doãn Mẫu Diệp phát biểu tại Hội thảo

 

Hội thảo là diễn đàn trao đổi thông tin của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đại diện các tổ chức xã hội nghề nghiệp, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong lĩnh vực này tại Việt Nam và chuyên gia công tác xã hội đến từ nước Đức, Nga, Mỹ, Úc, Đài Loan, Lào… có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực gia đình và trẻ em. Qua đó, cung cấp các luận cứ khoa học để tìm giải pháp tốt nhất trong hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật; giải pháp hỗ trợ, bảo vệ trẻ em và các gia đình của Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp khẳng định: Bộ rất hoan nghênh Trường Đại học Lao động – Xã hội Cơ sở II với sáng kiến tổ chức Hội thảo quốc tế về công tác xã hội với gia đình và trẻ em. Đây là cơ hội bổ sung thông tin, tư liệu cho các cơ sở xã hội thúc đẩy chất lượng cung cấp dịch vụ cho đối tượng; chia sẻ nhiều luận cứ khoa học giúp các cơ sở đào tạo hoàn thiện nội dung chương trình.

Đồng thời, là “kênh” thông tin để các cơ quan quản lý, cơ quan hoạch định, trong đó có Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp thu trong việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng và triển khai thực thi chính sách, pháp luật liên quan đến an sinh xã hội của Việt Nam phù hợp với điều kiện hội nhập.

Tại Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến Sỹ Bùi Anh Thủy, Giám đốc Trường Đại học Lao động – Xã hội Cơ sở II tại TPHCM cũng cho biết: Trong hai thập niên trở lại đây, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về kinh tế ở một số nơi, người ta cũng chứng kiến nhiều yếu tố khiến cho cuộc sống của con người trở nên mong manh, dễ bị tổn thương hơn. Bạo lực, khủng bố, những dòng di cư bất tận, nạn bắt cóc, buôn bán phụ nữ và trẻ em, mại dâm, ma túy, khoảng cách giàu nghèo và các xung đột gia tăng, biến đổi khí hậu…

 

PGS.TS Bùi Anh Thủy - Phó Hiệu trưởng, Giám đốc ĐH LĐXH CSII phát biểu tại Hội thảo

 

Những yếu tố trên đã tác động tiêu cực tới nền an sinh xã hội ngày một rộng lớn, ở hầu hết các quốc gia, khu vực và đe dọa nhu cầu sống yên ổn, nhu cầu có hạnh phúc, trong đó có nhóm yếu thế là trẻ em. Việc nghiên cứu các giải pháp để hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội, bảo vệ trẻ em, phát triển các mô hình dịch vụ, thúc đẩy ứng dụng của chuyên môn nghề công tác xã hội (CTXH) sẽ góp phần tạo môi trường sống an toàn hơn cho trẻ em, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho các gia đình.

Theo PGS, TS. Bùi Anh Thủy, Việt Nam là quốc gia sớm phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và chuyển hóa các nội dung của Công ước này vào hệ thống pháp luật, chính sách đối với gia đình và trẻ em. Tuy nhiên, vẫn còn sự chưa phù hợp khi Việt Nam nội luật hóa Công ước thể hiện ở các nội dung như: thiếu thống nhất về xác định tuổi là trẻ em theo pháp luật quốc tế, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và nay là Luật trẻ em của Việt Nam; thiếu thống nhất về xác định tuổi là trẻ em theo pháp luật quốc tế, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và pháp luật lao động.

Mặt khác, thiếu thống nhất về xác định tuổi là trẻ em theo pháp luật quốc tế, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Luật hôn nhân và gia đình; thiếu thống nhất về xác định tuổi là trẻ em theo pháp luật quốc tế, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Bộ luật Dân sự.

PGS, TS Bùi Anh Thủy cũng khuyến nghị: Trong những trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có sự đồng bộ và thống nhất với điều ước quốc tế nào đó mà Việt Nam là thành viên, cần tuân thủ quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. Trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện, Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.

Song song đó, việc xem xét cần đồng bộ, bao gồm cả việc đối chiếu với các điều lệ, quy chế của các thiết chế xã hội, các thiết chế phi Nhà nước; minh bạch trong báo cáo định kỳ với tổ chức quốc tế về thực hiện các điều ước quốc tế dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế.

 

Bà Nguyễn Thị Hằng - CHủ tịch Hiệp hội dạy nghề và công tác xã hội Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

 

Bà Nguyễn Thị Hằng – nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hiệp hội dạy nghề và công tác xã hội Việt Nam cho rằng: Nghề CTXH ở Việt Nam mang tính chuyên nghiệp vẫn còn nhiều thách thức, đó là khuôn khổ pháp lý còn thiếu, chưa hoàn thiện, trong đó có vấn đề nhận thức xã hội còn hạn chế về nghề này, coi là việc từ thiện, làm bằng tâm hơn là có kỹ năng chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Đội ngúc nhân viên, giảng viên, kiểm huấn viên về CTXH còn thiếu, chưa được đào tạo chuyên sâu; mạng lưới cung cấp dịch vụ xã hội mới hình thành, hoạt động tùy thuộc vào từng vùng, địa phương…

 

Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo

 

Bà Hằng đề xuất: CTXH với gia đình và trẻ em ở Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận về cả nội dung và biện pháp. Cần đặt ra vấn đề trao đổi là CTXH với gia đình có mở rộng các vấn đề độc hại đối với gia đình đang nảy sinh tại Việt Nam hiện nay như: lừa đảo, tín dụng đen, sản xuất hàng giả, buôn người…không? Hiện trẻ em Việt Nam chiếm 24,4% tổng dân số liệu khi xuất phát từ thực trạng của từng địa phương, vùng miền cần thấy rõ CTXH trẻ em không thể một chiều mà kết hợp các khu vực gia đình, nhà trường và cộng đồng dân cư. Mặt vĩ mô, cần mạnh dạn đề xuất yêu cầu ca cs khu công nghiệp phải có nhà ở công nhân, nhà trẻ, trường học cho con em của họ.

 

Các đại biểu trao đổi kinh nghiệm bên hành lang Hội thảo

 

chup_anh_luu_niem

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Trường Đại học LĐXH CSII 

 

Với tầm quan trọng của chủ đề “CTXH với gia đình và trẻ em”, các đại biểu tham dự cũng chia sẻ, bàn luận, bổ sung nhiều nhóm vấn đề cơ bản được chia nhỏ, chuyên sâu trong lĩnh vực này gồm: phật giáo trong CTXH với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; CTXH đối với người bị tai nạn lao động – những vấn đề đặt ra; bạo lực học đường, trẻ nhập cư….

Bên cạnh đó, các chuyên gia quốc tế đến từ Nga, Đức, Mỹ, Đài Loan, Lào… trình bày các tham luận về cách thức tiếp cận, tổ chức mạng lưới dịch vụ xã hội cho các đối tượng; mô hình triển khai nghề CTXH theo cách chia ca làm việc…

 

Tạp chí lao động và xã hội
Người viết : Thương Hoài
Danh Mục
Thống kê truy cập
  • Đang trực tuyến
    :  
  • Hôm nay
    :  
  • Hôm qua
    :  
  • Lượt truy cập
    :